Cách thuần chim chào mào mộc

Xu hướng chơi và thuần chào mào bổi già rừng mấy năm gần đây đã trở nên quá phổ biến và được rất nhiều anh em nghệ nhân yêu thích dòng bổi già này. Sở dĩ chào mào bổi già được anh em chơi nhiều bởi nó có một chất giọng rừng rất hay, rất đặc trưng, luyến láy đảo giọng rất tuyệt vời làm nứt lòng điểu sĩ.Một điều tuyệt vời hơn nữa là những con chim bổi già sống ngoài thiên nhiên đã từng và chạm rất nhiều, không những là đồng loại của nó mà nó còn phải đấu tranh để sinh tồn…

Thuần hóa chim chào mào bổi
Thuần hóa chim chào mào bổi

Cách nuôi chim chào mào bổi nhanh dạn là một câu hỏi được rất nhiều anh em trong giới chim cảnh quan tâm, từ những nghệ nhân lâu năm cũng như những nghệ nhân mới gia nhập trong lĩnh vực nuôi chim chào mào.

Cách nuôi chim chào mào nhốt chung với chào mào mái

Đây là một trong những Cách nuôi chim chào mào mình rất yêu thích và hay thực hiện đối với hầu hết những chú chim chào mào bổi mà mình sở hữu. Đầu tiên các bạn phải chuận bị một lồng cỡ vừa để cả 2 con chào mào cùng chung sống. Tuyển một em mái thuần, đẹp xấu không quan trọng những phải dạn dĩ nhé các bạn. Cho em chim trống vào sống chung với em mái này khoảng 1 tháng để thích nghi với điều kiện sống trong lồng nuôi đống thời em chim bổi học cách ăn cám từ chim mái và giúp cho anh em bỏ qua bước vào cám cho chao mào bổi.

Trong quá trình thuần thì các bạn cũng nên tắm cho chào mào bổi nhé, với mình thì chim bổi về tầm 1 tuần là mình đã bắt đầu tập cho nó tắm táp rồi, vì chỉ có tắm rửa đầy đủ thì chim mới nhanh dạn và đứng lồng được. Trong khi tắm thì các bạn cũng nên cho nó tắm chung với em mái thuần nhé, khi con mái tắm thì con bổi cũng bắt chước tắm theo à. Dần dà con chào mào bổi sẻ dạn và không còn hoảng loạn nữa. Được khoảng 1 tháng thì anh em phải tách lồng cho chim bổi.

Đây là quá trình quan trọng nhất trong Cách nuôi chim chào mào này. Đa số các bạn thuần chim bổi thường vấp phải nhất đó chính là vấn đề tật lỗi, nên các bạn chú ý thật kỹ. Khi tách lồng thì chúng ta treo chim ở những nơi có nhiều người qua lại và phải treo tầm thấp, tức có nghĩa là ngang từ vai của chúng ta trở xuống. Tránh trường hợp treo ngang đầu trở lên nhé các bạn. Khi treo nhớ trùm lồng chữ A nhưng hé nhiều ra nhé. Trùm chữ A thì các bạn cũng nên chú ý là trùm theo hướng 2 cầu song song, tránh trường hợp trùm theo kiểu mặt trước mặt sau.

Cách nuôi chim chào mào bỏ đói

Đâu đó vẫn còn rất nhiều anh em sử dụng cách này để thuần chào mào bổi nhưng mình nói thật cách này là một trong những cách rất ác. Về hiệu quả thì mình cũng không biết vì chưa thử lần nào. Nhưng thấy có nhiều anh em phản hồi là cũng rất tốt, có điều chim rất lâu dạn người và đứng lồng.

Đầu tiên khi chọn một chú chim chào mào bổi ưng ý thì tiến hành cho vào lồng ép, canh sao cho thức ăn chỉ vừa đủ cho chim ăn trong khoảng 1 – 2h đồng hồ, rồi cho chim nhịn khoảng 1h rồi tiếp cho thức ăn vào, hoặc đi qua đi đôi cho nó vài con cào cào. Cái hay của Cách nuôi chim chào mào này chính là tạo sự an toàn của chủ nhân đối với con chim, tập thói quen cho con chim mỗi lần thấy chủ là cho ăn, tức là mang tới sự an tâm cho nó. Dần dà con chim sẻ trở nên dạn dĩ hơn.

Cách nuôi chim chào mào nhổ lông kinh điển

Phải nói rằng đây là một phương pháp kinh điển nhất hiện nay, vì áp dụng phương pháp này có 2 trường phái, 1 là dùng kéo cắt 1 phần lông cánh và lông đuôi vừa đủ cho chim nhảy cầu và ăn uống. Trường phái thứ 2 là nhổ truị lông cánh và lông đuôi. Trường phái này mình cũng không khuyến khích anh em áp dụng nhé vì nó mang tính dã man rất kinh.

Đầu tiên bắt chim ra cắt và nhổ lông sao cho vừa đủ nhé các bạn, sau đó thì trùm áo lồng lại, cho đầy đủ thức ăn vào để chim có thể ăn uống mà sống được. Treo chim nơi yên tỉnh khoảng 1 tuần rồi treo ra nơi có nhiều người qua lại để chim quen và thích nghi dần dần. Nhưng mình nói thật rằng đối với phương pháp này có rất nhiều anh em đã phải vứt luôn con chim vì sau khi nhổ lông thì chim sẻ ra, nhưng khi lông nó ra thì nó vẫn chưa đứng lồng được và vẫn còn tung, cho nên bộ lông mới cũng sẽ rất te tua. Điều này làm cho anh em nghệ nhân rất dễ nản và vứt luôn con chim. Trong phương pháp này thì các bạn cũng nên tắm cho chào mào bổi nhé

Lời kết cho đam mê thuần chào mào bổi

Công việc thuần bổi đòi hỏi chúng ta phải thật kiên trì và chịu khó, phải liên tục và đều đặn nhé. Nhưng có 1 điều các bạn cần phải nhớ rằng, trong quá trình thuần chào mào bổi thì rất dễ sinh ra tật cho con chim nếu như chúng ta cố tình ép con chim hết mức, buộc chim phải thật mau dạn. Trong 10 người thuần chim chào mào bổi thì dường như hết 1 nữa là chim bị các tật lỗi khó chịu như: ngoái lộn, bu nóc, búng lui, santo 3 vòng. Về căn bản thì con chim không có bất kỳ 1 tật lỗi nào cả, chỉ con người chúng ta tác động và tạo thói quen dẫn đến con chim tật lỗi mà thôi.

Tuỳ từng vùng miền chim sinh sống mà thời gian thuần của nó là nhanh hay chậm, và tuỳ vào từng con chim. Đối với những dòng chim chào mào mắt lồi, chân cao, tướng tá hung dữ, nhanh nhẹn hoặc những vùng chim sống xa khu vực dân cư, ở những nơi rừng sâu ít người qua lại thì phải nói là cực kỳ khó. Đòi hỏi chúng ta phải thật kiên nhẫn, nhưng kiên nhẫn không là chưa đủ, phải thật kiên trì và đều tay, hãy dồn hết cái tâm yêu thương của mình vào nó, thì lúc đó nó sẻ cảm nhận được qua từng thời gian chứ không phải ngày một ngày hai nhé các bạn.