Chữa đau mắt chim cu gáy

chim cu gay

Chim cu gáy thường bị bệnh đau mắt vào lúc thời tiết mưa ẩm nhiều như tháng 7-8 âm lịch hoặc dịp đầu mùa xuân trước tiết Thanh Minh. Nếu kết hợp giữa mưa ẩm kéo dài + với nắng nóng như tháng 7-8 âm lịch thì bệnh rất dễ trở nên nặng.

Triệu chứng đau mắt của chim cu gáy :

Mắt cu gáy bị đau nên hay chảy nước mắt, chim hay dụi mắt vào hai bên bờ vai cánh nên thấy lông ở hai bên vai cánh chim ướt và vón lại. Nếu chim bị nặng, dụi nhiều có thể sưng cả hai mí mắt lên, và lông quanh mắt bị ướt kín.

Bệnh đau mắt thường không dẫn tới làm chết chim, nhưng nếu bị nặng chim bỏ ăn và cũng có thể dẫn tới chết. Mọi người thường cho rằng đau mắt nặng đến nỗi chim đi ngoài ra phân xanh là chim không thể chữa khỏi. Theo tôi thì không phải là chim đau mắt rồi đi ngoài ra phân xanh, mà chim đau mắt quá nặng nên thị lực kém không nhìn thấy thóc mà ăn nữa nên đói quá và đi ra phân xanh mà thôi, và chết là do chết đói.

cu gay thai

Phòng bệnh đau mắt cho cu gáy :

Chăm sóc chim thật tốt, vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tắm nắng thường xuyên để diệt các loại mầm bệnh, cho chim sử dụng chế độ dinh dưỡng đều đặn đủ lượng và chất, bổ sung vi ta min thường xuyên theo định kì: Vitamin B1 khoảng 30-45 ngày một lần, VitaminA thì 4-6 tháng một lần, cho chim bổ sung sỏi đầy đủ vào trong ống tiêu hoá (dạ dày cơ) để hỗ trợ việc nghiền nát thức ăn hạt, bổ sung đầy đủ khoáng chất cho chim.

Tránh treo lồng chim ở nơi nắng nóng, gió lùa, mưa ướt mà nên treo nơi kín gió, thoáng khí. Làm được như thế sẽ giúp chim luôn khoẻ mạnh mà không loại bệnh tật nào hại được chim.

Chữa bệnh đau mắt cho cu gáy :

– Thuốc tây : Nếu phát hiện sớm, chim bị nhẹ thì có thể dùng mình loại dung dịch thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0,9% dùng cho người để nhỏ (rỏ) vào mắt cho chim bằng cách dung một bơm tiêm sạch, để chim đứng yên trong lồng rồi bơm thuốc vào mắt cho chim ngày 3-4 lần. Nếu nặng hơn thì dùng kết hợp với một loại dung dịch thuốc chữa đau mắt khác của người cho chim nữa là ổn.
– Thuốc nam: có người dùng lá niền niệt để chữa đau mắt cho chim bằng cách ve tròn vài lá niền niệt rồi nhét cho chim nuốt cũng khỏi bệnh, tuy nhiên cách này mình cũng mới chỉ nghe kể lại còn mình chưa phải dùng bao giờ.

Đàn chim nhà mình do có sự chăm sóc tốt nên luôn có sức đề kháng tốt và ít khi bị bệnh. Thế mới biết các cụ dạy cấm có bao giờ sai: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” các bác nhỉ! Nếu chăm sóc không tốt, chim gáy cứ bị đau mắt thì rõ ràng phong độ giảm, chim tụt lửa có thể không gáy hoặc gáy không sung như cũ nữa.