Cách thuần chim cu gáy chuẩn nhất

Kinh nghiệm thuần hóa và chăm sóc chim cu gáy

Khi mới sưu tầm được một chú chim cu gáy về điều quan trọng nhất là phải nhốt chúng vào lồng riêng, yên tĩnh và đổ thức ăn, nước uống đầy đủ, khi mới mang về chỉ nên cho ăn thóc lúa bình thường.

Sau 1 ngày từ sáng đến chiều tối, anh em sờ vào diều của gáy xem có ăn tý nào không, nếu có thì ổn, còn diều rỗng thì phải nhét vào để nó có thể cầm cự những ngày tiếp theo. Kiên nhẫn với việc quan sát xem chúng có ăn không, không ăn thì phải nhét thức ăn cho đến khi chúng tự mổ ăn được mới thôi. Bước tiếp theo, bạn nên làm theo động tác sau nếu muốn chim nhanh dạn

Chim cu gáy mộc

Mỗi sáng bạn cho tay vào lồng để cung cấp thức ăn (vừa đủ hoặc ít, không nên cho thừa) và đến tối lại cho tay vào lấy dụng cụ cho ăn ra. Hành động này thể hiện khi bạn vén vải che và cho tay vào lồng là đang cho chúng thức ăn chứ không làm hại chúng. Cứ kiên trì như thế trong 1 – 2 tháng thì bạn sẽ thấy chim không còn nhát nữa.

Nếu bạn nhận thấy chim cu gáy đã dạn dĩ hơn, không còn sợ bay loạn xạ hay bỏ ăn nữa, bạn có thể lựa chọn lồng thích hợp để chuyển chim lên lồng. Thời gian này chim đang hoảng cho nên các bạn sử dụng lồng cu gáy quả đào có nóc kín, loại lồng này dùng để ép mộc và ép gáy rất hiệu quả..

Lồng cu gáy quả đào, dòng lồng này rất thích hợp cho việc ép mộc, mau gáy
Lồng cu gáy quả đào

Ở thời gian mới lên lồng các bạn nên phải phủ áo kín, đặt ở vị trí yên tĩnh, tránh để chim bị ảnh hưởng bởi những âm thanh do con người gây ra như tiếng người, tiếng nhạc…

Khoảng 7 ngày sau bạn mở áo trùm1 ít để chim tập quen dần với môi trường bên ngoài. Mở áo lồng đến khoảng một nửa lồng là được. Hãy quan sát nếu chúng bắt đầu gáy, tiếng gáy tự nhiên hơn thì có thể cho chúng tiếp xúc với những nơi có nhiều cu gáy hơn để tăng tính dữ, hăng và hoàn toàn thích nghi được với nơi ở mới. Bạn nên sưu tầm tiếng gáy mẫu trên youtube mà anh em chia sẻ và bật với âm lượng vừa đủ để chim gáy của bạn nghe thấy được.

Thức ăn cho chim cu gáy

Quan trọng nhất trong việc chăm sóc chim cu gáy là thức ăn. Cho nên cho chim cu gáy ăn gì cho mau nổi ? Ngoài thóc là loại thức ăn chính của chim cu (90%), các bạn có thể bổ sung thêm các loại hạt như lạc/đậu phộng, vừng/mè (có tác dụng làm mượt lông); đậu xanh (có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm); đỗ tương (có tác dụng hỗ trợ vận động, giúp chim khỏe hơn); hạt kê (có tác dụng giúp chim ăn nhiều hơn, chất giọng cũng trầm ấm hơn).

Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung thêm cho chim các loại khoáng chất tự pha trộn. Có nhiều công thức làm khoáng chất cho chim cu khác nhau, các bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:

  • Đất từ các ụ mối đùn + vỏ trứng (đã phơi khô) + sỏi nhỏ đem xay nhuyễn
  • Pha dung dịch nước muối loãng
  • Phân giun

Các bạn trộn các thành phần trên lại với nhau cho đều, có thể tạo hình khối, phơi thật khô để tránh nấm mốc, rồi để cho chim ăn dần.

Tắm cho cu gáy thường xuyên

Tắm cho chim cu gáy hàng ngày khi thời tiết oi nóng. Tắm trực tiếp chim trên tay mình để chúng dạn hơn và hiệu quả hơn vì chúng có lớp lông không bị thấm nước.

Vào những ngày thời tiết dịu mát hay lạnh thì nên tắm chim ít hơn 2 – 3 ngày/lần. Có thể dùng máy sấy để làm ấm cơ thể và lông khô. Làm sạch lồng chim mỗi ngày để mang lại môi trường sống sạch sẽ, thoái mái nhất cho chim.

Tập chim gáy

Các bạn dùng ngón tay của mình để minh họa giống như chim đang ngẩng đầu để gáy (bày tay), bạn giả giọng giống như chim cu đang gáy để chúng bắt chước theo. Cứ tập cho chim phản xạ có điều kiện này trong một thời gian bạn sẽ nhận được kết quả như mong đợi.

Nếu không làm thế bạn có thể mở tiếng chim cu gáy bằng các audio hay clip trên internet để kích thích chúng gáy (tuy nhiên cách này không hiệu quả bằng cách bạn huấn luyện chúng trực tiếp).

Một số lưu ý

Đối với chim cu gáy, nuôi từ 2 con trở lên thì mới nhanh gáy nhanh thuần, nuôi lồng vừa phải ( đã nói ở phần trên ), rộng quá hoặc hẹp quá chúng cũng không cất giọng để gáy. Không biết cách chăm sóc làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chim, làm chúng yếu dần đi và không muốn gáy..

Hoàng Quân ART